Thông tin liên quan Truyền_kỳ_mạn_lục

Trước đây, Lê Quý ĐônPhan Huy Chú đều cho rằng Truyền kỳ mạn lục do Nguyễn Dư soạn, đại khái "bắt chước" Tiễn đăng tập. Theo Trần Văn Giáp thì sách ấy rất có thể là cuốn Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu (13461427, tự là Tông Cát), một học giả đời Minh.[7]

Gần đây, vấn đề này lại được đặt ra. Trong một bài nghiên cứu, Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm Nga B. Riftin viết:

Thế kỷ 16, khoảng sau năm 1527, Nguyễn Dữ ở Việt Nam lại phỏng theo Tiễn đăng tân thoại để viết nên Truyền kỳ mạn lục, cũng đủ 4 quyển 20 truyện như Cù Hựu.[8]

Tuy nhiên, việc "bắt chước" hay "phỏng theo" này đã không tìm được sự đồng thuận. PGS. TS. Nguyễn Đăng Na viết:

Chứng cứ rõ ràng nhất để bảo rằng Nguyễn Dữ đã chịu ảnh hưởng của Cù Hựu chính là truyện "Cây gạo" trong Truyền kỳ mạn lục, bởi nó giống truyện "Cây đèn mẫu đơn" trong Tiễn đăng tân thoại. Nhưng nếu suy luận như vậy, sẽ lý giải thế nào các hiện tượng sau đây: truyện "Hương Ngọc" của Bồ Tùng Linh (16401715) giống truyện "Cuộc kỳ ngộ ở trại Tây" của Nguyễn Dữ. Truyện "Chuột đồng và chuột nhà" của Tolstoi (18281910) giống truyện "Bức thư của một con muỗi" của Lê Thánh Tông (14421497), truyện "Thác đao điều" của Na Uythế kỷ 18 với truyện "Lê Phụng Hiểu" của Việt Namthế kỷ 15?...

Do vậy, trong nghiên cứu văn học cần lưu ý đến "tính đồng loại hình" của các nền văn học trên thế giới. Hơn nữa, truyện truyền kỳ được xây dựng trên cơ sở cốt truyện dân gian, môtip truyện dân gian. Cho nên cốt truyện truyền kỳ của các nước giống nhau là điều không có gì lạ.[9]

Trích thêm ý kiến của:

  • GS. Bùi Duy Tân:
Hầu hết các truyện đều xảy ra ở đời , đời Trần, đời Hồ hoặc đời sơ, và từ Nghệ An trở ra Bắc... Căn cứ vào tính chất các truyện, thì thấy nó không phải là một công trình sưu tập như Lĩnh Nam chích quái... mà là một sáng tác văn học với ý nghĩa đầy đủ của từ này...[10]
  • PGS. TS. Trần Thị Băng Thanh:
Nguyễn Dữ tuy có chịu ảnh hưởng của Cù Hựu, nhưng Truyền kỳ mạn lục vẫn là sáng tạo riêng của Nguyễn Dữ, cũng như của thể loại truyền kỳ Việt Nam.[11]